THÔNG ĐIỆP CHƯƠNG TRÌNH

ĐÂU LÀ LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN “QUỐC TẾ HÓA” NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM?

Cách đây nhiều năm, trong một bài viết giới thiệu về các chương trình đào tạo của mình, AIC SCHOOL đã từng đặt ra câu hỏi “Việt Nam xuất khẩu giám đốc?”. Mặc dù đây chỉ là một cách dẫn chuyện, nhưng câu hỏi này lúc đó, đã gây không ít thắc mắc cũng như nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ dư luận, người đọc. Bởi vì, ở thời điểm nhiều năm trước, ngay cả chuyện được làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã là một việc rất khó và là mơ ước của không ít người, vậy thì nói gì đến việc “làm giám đốc” trong các tập đoàn đó hay người Việt làm giám đốc ở các nước khác. Chuyện viển vông!?!

Tuy nhiên, “chuyện viển vông” đã không còn viển vông nữa. Bởi sau nhiều năm kể từ ngày đặt ra câu hỏi đó, hiện đã có nhiều người Việt Nam đang nắm giữ những trọng trách trong các tập đoàn đa quốc gia. Và cũng có cả những người Việt có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp của mình cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp quốc tế. Mặc dù vẫn còn những khoảng cách cần phải rút ngắn so với thế giới, nhưng chúng ta có thể tự hào về điều này!

Tất nhiên, không hẳn là tự hào về câu chuyện “Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu giám đốc” (đó chỉ là cách dẫn chuyện; vì làm cho “Ta” hay làm cho “Tây”, làm sếp hay làm lính, làm chủ hay làm thuê, làm quan hay làm dân... đều không quan trọng; làm ở Việt Nam hay ra nước ngoài làm... cũng chưa phải là điều quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, có ý nghĩa nhất, và tạo ra giá trị lớn nhất).

Điều khiến chúng ta thật sự tự hào, đó là “Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của người Việt ta đang từng bước vươn lên ngang tầm quốc tế”, đó là “Nỗ lực quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” của Việt Nam ta đã bắt đầu có kết quả.

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà AIC SCHOOL đã triển khai thành công trong nhiều năm qua - như những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm góp phần trong việc đưa ra lời giải cho bài toán nhân lực của Việt Nam; Chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành”/ “Chief Executive Officer” (CEO) là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt nhất trong số đó. Chương trình này sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới nhằm tiếp tục đồng hành trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý, lãnh đạo) đã bước đầu gặt hái được những thành quả tích cực của người Việt ta.

Chương trình được triển khai hoàn toàn bằng tiếng Việt và Ban Giảng Huấn của chương trình là các chuyên gia người Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về từng chuyên đề mà mỗi chuyên gia phụ trách.

CEO THỜI 4.0

TỪ QUẢN TRỊ THEO CẢM TÍNH ĐẾN QUẢN TRỊ THEO KHOA HỌC

Có một câu hỏi lớn khiến các CEO hay những người muốn-trở-thành CEO luôn trăn trở là: Khả năng lãnh đạo & quản lý là tố chất trời sinh hay do rèn luyện mà thành?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu trả lời là: cả hai. Bên cạnh việc “xông pha thực địa” để mài giũa kinh nghiệm và duy trì một trực giác tốt, các CEO cần phải cập nhật cho mình những nền tảng kiến thức cần thiết nhất, mới nhất để nâng cao năng lực quản trị theo khoa học và giảm bớt các quyết định theo cảm tính đầy rủi ro.